Nâng mũi bọc sụn tai và nâng mũi cấu trúc sụn vành tai – thoạt đầu nghe thì tưởng là một nhưng về bản chất kỹ thuật thì có sự khác nhau, do đó hiệu quả, độ an toàn cũng không giống nhau. Một số nơi mập mờ khiến khách hàng nhầm lẫn dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng sau này.
Hiện nay chưa có một cơ sở làm đẹp nào phân tích chi tiết về sự khác nhau này nên khách hàng 100% sẽ bị nhầm lẫn. Thẩm mỹ viện EVA sẽ phân tích kỹ qua bài viết này nhé!
Nâng mũi bọc sụn tai
- Sụn vành tai sau khi lấy được điều chỉnh kích cỡ vừa đủ để bọc vào đầu của sụn nhân tạo giúp bảo vệ đầu mũi khỏi sự tì đè của sụn nhân tạo qua thời gian.
- Sụn nhân tạo thì vẫn giữ nguyên thanh chữ L, chỉ cắt gọt nhẹ ở phần thân sụn phù hợp với dáng mũi của khách hàng, sau đó đặt vào bên trong vùng mũi đã bóc tách tạo khoang kết hợp khâu đính sụn tai vào đầu sụn nhân tạo.
Mô phỏng phương pháp bọc sụn tai
Ưu điểm:
+ Áp dụng cho nhiều dáng mũi như (tẹt, da mỏng, đầu mũi mỏng, dày, mũi đã sửa,…vv).
+ Khắc phục biến chứng như đầu mũi bóng, đỏ, thậm chí là bị thủng bởi những lần nâng sụn nhân tạo trước đó.
+ Không sợ bị lộ đầu mũi.
Nhược điểm:
+ Sẽ không giữ được lâu qua thời gian, vì sụn nhân tạo có xu hướng sẽ tì đè vào sụn tai, làm cho sụn tai teo đi dẫn đến mỏng da đầu mũi, thậm chí có thể thủng, tùy vào mức độ nâng cao và kéo dài mũi trước đó của khách hàng.
+ Với phương pháp này có thể giữ được 2 – 5 năm, tùy vào cơ địa mỗi người.
Trường hợp biến chứng khi nâng mũi bọc sụn tai, được Bác sĩ Khải EVA “giải cứu”
Một khi mũi đã bị biến chứng như thế này thì sẽ phải rút sống nhân tạo ra càng sớm càng tốt để không bị nặng thêm và nếu bạn vẫn muốn tiếp tục nâng mũi thì phương pháp nâng mũi sụn bột sẽ là lựa chọn cuối cùng và là duy nhất.
Nâng mũi cấu trúc sụn vành tai
- Sụn vành tai(chiếm 1/3 dáng mũi): sau khi lấy sẽ được tạo hình thành chân trụ và đầu mũi, giúp cho đầu mũi cao lên, dài và tròn ra, nhìn thanh thoát tự nhiên.
- Sụn nhân tạo(chiếm 2/3 dáng mũi): chọn loại sụn tốt nhất, cắt gọt và chỉnh sửa theo dáng mũi của khách hàng, sau đó đưa vào kết hợp khâu nối với sụn vành tai đã tạo hình trước đó.
Mô phỏng phương pháp cấu trúc bọc sụn vành tai
Ưu điểm:
+ Áp dụng cho nhiều dáng mũi như (tẹt, da mỏng, đầu mũi mỏng, dày, mũi đã sửa,…vv)
+ Khắc phục biến chứng như đầu mũi bóng, đỏ, thậm chí là bị thủng bởi những lần nâng sụn nhân tạo trước đó.
+ Không sợ bị lộ sống hay bóng đỏ đầu mũi vì quá trình tạo hình mũi được kết hợp với 2 phân đoạn rõ ràng, 1/3 vùng đầu mũi là sụn tự thân hoàn toàn, 2/3 còn lại là sống nhân tạo L “chữ L được cắt gọt 1/3 vùng đầu thay vào đó là sụn vành tai hoàn toàn cho nên tránh được sự tì đè của sụn nhân tạo”.
+ Thời gian giữ được vĩnh viễn.
Nhược điểm:
+ Vì có sống nhân tạo nên việc để ngoại lực tác động vào là rất nguy hiểm, có thể dẫn để di lệch nếu không cẩn thận(tỉ lệ rất thấp).
Bác sĩ Khải EVA sửa mũi bằng phương pháp sụn tai cho người mẫu Brơi K’
Như vậy qua bài viết này, các bạn đã phân biệt được sự giống và khác nhau cũng như ưu nhược điểm của mỗi loại phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ rồi. Nghe tên thì na ná nhau nhưng kỹ thuật lại rất khác biệt, và hẳn là các bạn đã nhận ra phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn vành tai có nhiều ưu việt hơn đúng không nào! và đó cũng là phương pháp được Thẩm mỹ viện EVA thực hiện cho khách hàng của mình đấy.